Lễ hội Chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc thu hút hàng ngàn khách tham gia mỗi năm. Lễ hội bắt đầu vào ngày mùng 6 tết âm lịch và kéo dài trong suốt 3 tháng tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, người người lại nô nức đi trẩy hội Chùa Hương như là một chuyến du xuân đầu năm để cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc.
Mục lục
Chùa Hương - Miền đất Phật linh thiêng tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Chùa Hương là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo đã có hàng trăm năm tuổi, chùa Hương bao gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, một số ngôi đền thờ thần và các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Các ngôi chùa, đình và đền nằm ven bờ sông Đáy, xen kẽ với các dãy núi, hang động. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò. Nằm ở vị trí trung tâm của chùa Hương là chùa Trong với kiến trúc đặc biệt là một động đá thiên nhiên.
Từ lâu chùa Hương đã được mệnh danh là miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành. Theo Phật thoại, chùa Hương là nơi lưu dấu Đức Quan Thế Âm Bồ Tát tu hành đắc đạo. Bồ tát đã ứng thân thành công chúa Diệu Thiện con vua Diệu Trang Vương ở nước Hưng Lâm, tu hành 9 năm trong động Hương Tích, khi đắc đạo rồi Ngài trở về chữa bệnh cho vua cha, phổ độ chúng sinh. Sau khi phật thoại này được lưu truyền, nhiều thuyền sư đã chống gậy tích tới đây nhàn du mây nước. Sau này, ba vị Hòa thượng đời vua Lê Thánh Tông 1442 – 1497 đã tìm thấy động Hương Tích và dựng lên thảo am Thiên Trù
Cứ vào dịp đầu xuân năm mới, chùa Hương lại tổ chức lễ hội Chùa Hương, đón tiếp hàng ngàn phật tử từ khắp nơi trên cả nước đến lễ chùa, cầu mong an vui cho năm mới. Hội trải rộng trên 3 tuyến, tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn và tuyến Long Vân. Lễ hội chùa Hương chính thức khai hội vào ngày mùng sáu tháng giêng âm lịch hàng năm và thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Hội chùa thu hút đông du khách và con nhang phật tử nhất là giai đoạn chính hội từ 15 đến 20 tháng 2. Đường núi từ chùa Ngoài vào chùa Trong lúc nào cũng tấp nập từng đoàn người lên xuống.
Trải nghiệm hành trình thú vị khi trẩy hội chùa Hương
Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội Chùa Hương bao gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ trong lễ hội chùa Hương được thực hiện rất đơn giản. Ngay từ ngày mùng 5 tế, để chuẩn bị cho lễ hội, tất cả các chùa, đền, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội thành kính, linh thiêng bao trùm cả xã Hương Sơn.
Lễ hội chính thức diễn ra từ ngày mùng 6 tết, Chùa Trong sẽ điễn ra lễ dâng hương, lễ vật thường bao gồm hương, hoa tươi, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Hai tăng ni mặc áo cà sa sẽ mang đồ lễ chạy đàn, vừa đi vừa múa rất dẻo và đẹp mắt rồi mới đặt đồ lễ lên bàn thờ. Trong suốt 3 tháng diễn ra lễ hội, những con hương phật tử từ khắp nơi đổ về chùa, hương khói trần ngập bầu không khí tâm linh.
Phần hội trong lễ hội chùa Hương cũng diễn ra hết sức rộn ràng với nhiều hoạt động độc đáo như bơi thuyền, leo núi hay các hoạt động văn hóa như hát chèo, hát văn.
Một trong những điểm thu hút hàng ngàn người đến trẩy hội chùa Hương là vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên kết hợp với sự thiêng liêng trong văn hóa tín ngưỡng. Những ngôi chùa, đền, đình ẩn mình trong những dãy núi, hang động cùng núi rừng rộng lớn, cùng dòng sông Đáy dịu dàng uốn quanh tạo nên một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
Một nét đặc sắc trong phần hội của chùa Hương là bơi thuyền. Khi đến chùa Hương, du khách sẽ đi thuyền men theo các dòng suối vào khu vực chính của chùa Hương. Những ngày hội chính, hàng loạt những con thuyền đua nhau trên dòng suối Yến tạo nên một hình ảnh rất thơ mộng. Ngồi thuyền chiêm ngưỡng bầu trời, nhìn sông nước, ngắm núi non hùng vĩ chính là cái thú của bất cứ ai đến chùa Hương cũng đều tận hưởng.
Sau khi rời thuyền, du khách đến với chùa Hương sẽ được hòa nhập vào núi rừng với một hành trình mới - hành trình leo núi Hương Sơn. Dãy núi với hàng nghìn bậc nhưng luôn tấp nập người lên người xuống bởi cảnh núi non hùng vĩ và ngôi chùa Hương linh thiêng tọa lạc tại đỉnh núi chính là động lực thúc đẩy mọi người thích thú với chặng đường leo núi của mình
Trong hành trình trẩy hội chùa Hương, du khách có thể bắt gặp những đội hát chèo, hát văn ở khắp mọi nơi như sân chùa, sân nhà tổ, hay ngay cả trên những con đò xuôi theo dòng suối vào chùa.
Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng, và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó nó trở lên lung linh, sinh động và nhiều màu sắc. Chính điều đó đã tạo nên một nét văn hóa của dân tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật. Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ, nét văn hoá đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi đến với Chùa Hương, để rồi những tao nhân mặc khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn được thắp một nén tâm hương, để thoả ước nguyện của mình.
Đi lễ chùa Hương đầu năm từ lâu đã trở thành một nét văn hóa tâm linh không thể thiếu của nhiều người. Mỗi khi tết đến xuân về, du khách từ khắp mọi miền lại nô nức trẩy hội để cầu những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống tại chốn cửa phật linh thiêng.
Trên đây là bài viết tổng hợp về Lễ hội Chùa Hương - điểm du lịch tín ngưỡng hấp dẫn mỗi dịp năm mới. Để xem thêm các bài viết khác về lễ hội như Hội Xoan, Lễ hội chùa Bái Đính, Hội Gò Đống Đa mời các bạn xem tại chủ đề “Lễ hội”, chuyên mục “Phong tục tập quán” hoặc để xem ngày hôm nay là ngày gì, có những lễ hội, những sự kiện nào đang diễn ra mời các bạn xem tại trang “Lịch vạn niên”.
- Lễ Phật ĐảnĐã xem: 6666
- Tết Đoan NgọĐã xem: 7315
- Ngày Ông Táo về trờiĐã xem: 4629
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt NamĐã xem: 7619
- Ngày Quốc tế lao độngĐã xem: 5899
- Lễ giáng sinhĐã xem: 4035
- Xem ngày tốt Khởi tạo
- Xem ngày tốt Cất nóc
- Xem ngày tốt Che mái
- Xem ngày tốt Làm nóc
- Xem ngày tốt Động thổ
- Xem ngày tốt Xây nền
- Xem ngày tốt Xây tường
- Xem ngày tốt Làm cửa
- Xem ngày tốt Sửa nhà bếp
- Xem ngày tốt Làm lễ ăn hỏi
- Xem ngày tốt Làm lễ cưới
- Xem ngày tốt Làm lễ đưa rước dâu/rể
- Xem ngày tốt Chôn cất
- Xem ngày tốt Xả tang
- Xem ngày tốt Xuất hành
- Xem ngày tốt Khai trương
- Xem ngày tốt Mua hàng
- Xem ngày tốt Bán hàng
- Xem ngày tốt Làm hợp đồng giao dịch
- Xem ngày tốt Ký kết hợp đồng giao dịch
- Xem ngày tốt Chia tài sản
- Xem ngày tốt Nhận thừa kế
- Xem ngày tốt Mua nhà
- Xem ngày tốt Mua đất
- Xem ngày tốt Mua đồ có giá trị
- Xem ngày tốt Thuê người giúp việc
- Xem ngày tốt Thăng chức
- Xem ngày tốt Nhận chức
- Xem ngày tốt Đi thi
- Xem ngày tốt Ra ứng cử
- Xem ngày tốt Cho vay
- Xem ngày tốt Thu nợ