Cứ vào dịp đầu xuân hàng năm, Chùa Yên Tử lại đón hàng nghìn du khách thập phương đổ về lễ bái nhân dịp lễ hội chùa Yên Tử. Lễ hội bắt đầu từ ngày mùng 10 tháng Giêng và kéo dài trong suốt 3 tháng đầu năm. Lễ hội nhằm tôn vinh công đức Phật hoàng Trần Nhân Tông - người đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm.
Nguồn gốc của lễ hội Yên Tử
Lễ hội Yên Tử là một trong ba lễ hội truyền thống lớn và lâu đời nhất tại Quảng Ninh. Lễ hội được tổ chức hàng năm tại khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, thuộc xã Thượng Yên Công của thành phố Uông Bí, Quảng Ninh. Khu di tích này là một quần thể gồm có chùa, am, tháp, các tượng pháp, cùng thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Yên Tử. Lễ hội diễn ra trong 3 tháng mùa xuân bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng âm lịch cho đến hết tháng ba thu hút du hàng nghìn con hương, phật tử và du khách thập phương đến tham dự nhằm cầu mong một năm mới may mắn, thuận lợi.
Chùa Yên Tử được coi là đất tổ Phật giáo Việt Nam thời Đại Việt. Vua Trân Nhân Tông sau khi từ bỏ ngai vàng đã đến đây tu hành và khai sinh ra Thiền phái Trúc Lâm - dòng Phật giáo đặc trưng Việt Nam. Vì thế mỗi dịp đầu xuân hàng năm, chùa Yên Tử lại tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh công đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Các hoạt động diễn ra trong lễ hội Yên Tử
Trước ngày khai mạc lễ hội, tại chùa Trình - Yên Tử, Giáo hội Phật giáo tỉnh sẽ tổ chức nghi lễ mở cửa rừng Yên Tử. Các vị sư thầy cùng nhân dân địa phương sẽ dâng hương, tụng kinh niệm phật, tế cáo đất trời, kính lễ phật tổ và các vị sơn thần để cầu mong cho một mùa lễ hội bình an. Đây là một nghi lễ truyền thống nhằm xin phép thần linh được mở hội Yên Tử.
Tiếp đến vào sáng mùng 10, lễ khai hội sẽ chính thức diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử với phần lễ trang nghiêm, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Các vị chư tăng hòa thượng tiến hành nghi lễ cầu quốc thái dân an. Sau đó, các đại biểu thực hiện nghi thức đóng dấu thiêng trên ấn Yên Tử.
Đan xen trong nghi lễ là các tiết mục văn nghệ quy mô với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh nhằm chào đón mùa lễ hội. Lễ hội còn diễn ra các là nghi lễ gióng trống, thỉnh chuông, chúc phúc đầu năm rất đặc sắc
Sau phần khai Hội, du khách có thể tham quan khu Trung tâm lễ hội, làng hành hương, thượng sơn lễ Phật và tham gia các trò chơi dân gian như chọi gà, kéo co, ném còn, giải Cờ tướng Kỳ vương Yên Tử; thưởng thức các màn biểu diễn văn nghệ truyền thống tại khu vực đình làng hành hương Yên Tử; biểu diễn nghệ thuật, múa Rồng, Lân, võ thuật cổ truyền; trưng bày hoa, cây cảnh, Hoa Mai Vàng Yên Tử.
Sau phần nghi lễ khai hội long trọng dưới chân núi Yên Tử, hàng ngàn người sẽ bắt cuộc hành hương lễ phật. Dòng người lần lượt di chuyển hướng tới đỉnh núi Yên Tử, nơi có chùa Đồng ngôi chùa cổ linh thiêng nằm trên đỉnh cao nhất của Yên Tử. Đường lên đỉnh Yên Tử uốn lượn, gập ghềnh, luồn dưới những bóng cây đại thụ của núi rừng, hòa cùng sương khói mờ ảo tạo nên một không khí như đi vào cõi phật… Rải rác trên chặng đường chinh phục đỉnh Yên Tử là hơn 11 ngôi chùa và hàng chục am, tháp.
Người đi lễ có thể chọn hai cách di chuyển lên đỉnh Yên Tử là leo núi hoặc di chuyển bằng cáp treo. Cáp treo di chuyển dễ dàng hơn cũng như rút ngắn được thời gian, tuy nhiên leo núi mới là hình thức được ưa chuộng hơn cả. Bởi quá trình leo hàng ngàn bậc lên đỉnh Yên Tử cho bạn một cảm giác vui thú của việc trẩy hội xuân. 3 giờ leo núi vất vả như là một cuộc thử thách đức tin, kiểm chứng lòng thành với Phật để đến được chùa Ðồng. Đứng trên đỉnh núi Yên Tử, trước chùa Đồng linh thiêng ẩn hiện trong lớp sương khói mờ ảo, du khách sẽ có có cảm giác mãn nguyện như đến được cội nguồn cõi Phật. Từ đỉnh núi phóng tầm mắt ra phía xa là cảnh tượng hùng vĩ tráng lệ của đất trời Hạ Long, gợi lên niềm phấn khích tự hào, lâng lâng trong niềm vui chiến thắng và chinh phục.
Hằng năm vào mùa lễ hội, hàng nghìn du khách thập phương lại đổ về Yên Tử để tham dự lễ hội để cầu chúc cho một năm mới an lành, may mắn. Đến với lễ hội Yên Tử du khách không chỉ được tham gia các hoạt động tín ngưỡng đặc sắc mà còn được thưởng thức những danh thắng của vùng đất Yên Tử.
Trên đây là bài viết tổng hợp về Lễ hội chùa Yên Tử. Để xem thêm các bài viết khác về lễ hội như Lễ hội Katê, Hội chùa Keo, Lễ hội đua voi mời các bạn xem tại chủ đề “Lễ hội”, chuyên mục “Phong tục tập quán” hoặc để xem ngày hôm nay là ngày gì, có những lễ hội, những sự kiện nào đang diễn ra mời các bạn xem tại trang “Lịch vạn niên”.
- Lễ Phật ĐảnĐã xem: 2949
- Tết Đoan NgọĐã xem: 5528
- Ngày Ông Táo về trờiĐã xem: 6929
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt NamĐã xem: 5238
- Ngày Quốc tế lao độngĐã xem: 7363
- Lễ giáng sinhĐã xem: 3869
- Xem ngày tốt Khởi tạo
- Xem ngày tốt Cất nóc
- Xem ngày tốt Che mái
- Xem ngày tốt Làm nóc
- Xem ngày tốt Động thổ
- Xem ngày tốt Xây nền
- Xem ngày tốt Xây tường
- Xem ngày tốt Làm cửa
- Xem ngày tốt Sửa nhà bếp
- Xem ngày tốt Làm lễ ăn hỏi
- Xem ngày tốt Làm lễ cưới
- Xem ngày tốt Làm lễ đưa rước dâu/rể
- Xem ngày tốt Chôn cất
- Xem ngày tốt Xả tang
- Xem ngày tốt Xuất hành
- Xem ngày tốt Khai trương
- Xem ngày tốt Mua hàng
- Xem ngày tốt Bán hàng
- Xem ngày tốt Làm hợp đồng giao dịch
- Xem ngày tốt Ký kết hợp đồng giao dịch
- Xem ngày tốt Chia tài sản
- Xem ngày tốt Nhận thừa kế
- Xem ngày tốt Mua nhà
- Xem ngày tốt Mua đất
- Xem ngày tốt Mua đồ có giá trị
- Xem ngày tốt Thuê người giúp việc
- Xem ngày tốt Thăng chức
- Xem ngày tốt Nhận chức
- Xem ngày tốt Đi thi
- Xem ngày tốt Ra ứng cử
- Xem ngày tốt Cho vay
- Xem ngày tốt Thu nợ